Máy thổi khí xử lý nước thải là thiết bị được sử dụng rộng rãi trong nhiều hệ thống xử lý nước thải của các nhà máy sản xuất, khu công nghiệp. Ngoài ra, máy thổi khí còn được sử dụng trong xử lý nước thải các tòa nhà lớn hoặc trong các khu nhà chế xuất, các trang trại chăn nuôi thủy hải sản, ứng dụng ngành xi mạ…

Lợi ích của máy thổi khí xử lý nước thải là gì?

Tăng cường lượng khí oxy hòa tan để đẩy nhanh quá trình oxi hóa chất bẩn hữu cơ có trong nước.

Giúp cho nước thải được hòa trộn đồng đều với bùn hoạt tính tạo điều kiện để vi sinh vật phát triển và tiếp xúc với các cơ chất cần được xử lý.

Tránh các vấn đề yếm khí, thiếu khí diễn ra sẽ sinh ra các khí gây ức chế quá trình phát triển của vi sinh vật hiếu khí.

Giữ cho bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng và đảm bảo lượng oxi dùng cho quá trình oxi hóa các chất hữu cơ.

Vậy chọn mua máy thổi khí như thế nào là hợp lý đối với hệ thống xử lý nước thải chúng ta cùng tìm hiểu dưới đây.

Cách chọn máy thổi khí cho hệ thống xử lý nước thải

Thông thường, hàm lượng DO phù hợp nhất trong bể hiếu khí được duy trì trong khoảng 1,5 – 4mg/L. Nếu ít hơn hay nhiều hơn con số này đều không được bởi điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sống của các vi sinh vật, nếu nhiều quá thì gây lãng phí và phá vỡ cấu trúc của bùn hoạt tính. Do vậy lượng oxy lý tưởng nhất cung cấp cho bể chứa bùn hoạt tính được tính toán theo công thức sau :

Lượng Oxy cần thiết = Lượng Ô xy hóa ngoại bào các chất hữu cơ + Lượng Oxy để vi khuẩn thực hiện nitrat hóa + Lượng Oxy oxy hóa nội bào các chất hữu cơ.

Khi đó Lượng không khí cần cấp cho quá trình xử lý nước thải tính theo công thức

Qk = Qtt.D (m3 khí/h)

Với Qtt – lưu lượng nước thải tính toán (m3/h)

D – Lượng không khí cần thiết để xử lý 1 m3 nước thải (m3 khí/ m3 nước thải)

Áp lực của máy thổi khí tính theo công thức

Với Hs – Độ ngập của thiết bị phân tán khí trong nước (m).

Công suất của máy thổi khí được tính theo công thức sau

Với QK – Tổng lưu lượng khí cấp cho bể xử lý (m3/h)

η – Hệ số sử dụng hữu ích của máy thổi khí (lấy khoảng 0,5 – 0,75).

Từ các tính toán kỹ thuật như trên chúng ta lựa chọn các loại máy thổi khí có các thông số về lưu lượng khí, áp lực máy, công suất điện năng, kích thước chi tiết của máy phù hợp thông qua Catalogue của nhà sản xuất.

Những ứng dụng của máy thổi khí xử lý nước thải trong công nghiệp

Sục khí bể điều hòa với mục đích xáo trộn nước và chống lắng cặn hữu cơ trong bể gây phân hủy kỵ khí gây ra mùi hôi.

Áp dụng trong các hệ thống khí nén hoặc hệ thống rửa lọc của các công trình xử lý nước cấp.

Thổi khí cho bể xử lý sinh hoạt đối với phương pháp hiếu khí, mục đích cung cấp oxy liên tục để tạo nên phản ứng oxy hóa sinh hóa và phân hủy các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật và thường có thêm đĩa tán khí EDI, có nhiệm vụ tán đều khí oxy một cách liên tục.

Như vậy, trong công nghiệp xử lý nước thải, việc chọn máy thổi khí là rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Có nhiều yếu tố cần xem xét khi chọn máy thổi khí, bao gồm lưu lượng khí cần thổi, áp suất, độ ồn và chi phí. Nếu bạn đang tìm kiếm một máy thổi khí cho hệ thống xử lý nước thải của mình, hãy cân nhắc kỹ các yếu tố trên để đưa ra quyết định tốt nhất. Đừng quên kiểm tra độ tin cậy của nhà sản xuất và đảm bảo rằng máy thổi khí được lắp đặt và vận hành đúng cách.

Một số loại máy thổi khí mà bạn có thể quan tâm:

Việc chọn đúng máy thổi khí sẽ giúp cho hệ thống xử lý nước thải hoạt động hiệu quả hơn, giảm thiểu chi phí vận hành và tiết kiệm điện năng. Đồng thời, đó cũng là một cách để giảm thiểu tác động của hoạt động sản xuất công nghiệp lên môi trường.

Mong rằng những thông tin trong bài viết này của Truyền Động Vĩnh Thành sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và lựa chọn được máy thổi khí phù hợp nhất cho hệ thống xử lý nước thải của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *