Dầu mỡ bôi trơn được sử dụng rộng rãi trong các động cơ máy móc công nghiệp và mục đích của sử dụng dầu mỡ bôi trơn nhằm giảm thiểu sự ma sát, tiếng ồn, làm mát máy…

Dầu mỡ bôi trơn có tính chất quan trọng là độ nhớt, đặc tính cơ bản của nó là giảm độ mài mòn nhưng chính bản thân dầu nhớt bôi trơn lại bị ăn mòn không mong muốn bởi các tác nhân khác nhau. Vậy tại sao dầu mỡ bôi trơn bị ăn mòn, nguyên nhân là do đâu? Hãy cùng Vĩnh Thành tìm hiểu về nó nhé!!!

Tính chất ăn mòn của dầu bôi trơn (dầu nhờn)

Khái niệm

Dầu bôi trơn hay còn gọi là dầu nhờn có chứa các chất có tác dụng ăn mòn kim loại như những axit, bazơ, muối, nước, các hợp chất của S, của xxi, S tự do, Oxi của không khí trộn lẫn vào, những tạp chất…khi tiếp xúc với kim loại thì có khả năng mài mòn kim loại, gây hoen rỉ và phá hủy kim loại. Chất có tác dụng ăn mòn mạnh nhất trong dầu bôi trơn phải kể đến các axit lẫn trong nó. Để đặc trưng cho tính chất ăn mòn của dầu bôi trơn ta dùng thông số kỹ thuật: trị số axit của dầu nhờn. Trị số axit của dầu bôi trơn là lượng mg KOH cần thiết để trung hòa 1g dầu nhờn, được xác định bằng chuẩn độ dung dịch dầu bôi trơn trong hỗn hợp rượu – benzen bằng dung dịch chuẩn KOH.

Trị số kiềm tổng là chỉ tiêu về chỉ số kiềm của dầu bôi trơn, được biểu thị bằng mgKOH trong 1g dầu nhờn.

Nguyên nhân

Bản thân dầu bôi trơn có chứa các axit hữu cơ tự do mà axit naptenic như: HCOOH, (CH3)2CH, n-C15H3COOH… và C10H7COOH, kiểu R – COOH. Nhưng khi tinh chế hóa dầu bôi trơn thường phải dùng H2SO4 qua tinh chế đã có phản ứng với các chất trong dầu bôi trơn cho 1 loạt sản phẩm có chứa S – nguyên nhân chính của khả năng ăn mòn kim loại của dầu nhờn. Nếu dầu bôi trơn có chứa axit, bazơ lẫn nước ăn mòn sẽ xảy ra, làm tăng tạp chất, dầu nhờn ko còn khả năng bôi bôi trơn tốt và biến chất, gây đóng cặn bẩn trên các chi tiết, tắc vòi phun. Tác nhân mài mòn đáng chú ý nhất là H2SO4 và H2S. H2S + Fe FeS + H2 H2SO4 + Fe FeSO4 + H2

Cách khắc phục

Đối với dấu bôi trơn có tác nhân ăn mòn tính bazơ, nên sử dụng với động cơ dùng nhiên liệu Diesel có hàm lượng S cao và ngược lại. Thành phần của dầu nhờn này thường là 70% dầu bôi trơn, 25% nước, 5% chất xúc tác như xà phòng Canxi.

>>> Tham khảo: Dịch vụ sửa chữa motor uy tín tại TPHCM

Tính chất ăn mòn của mỡ bôi trơn

Các tạp chất ăn mòn như axit, bazơ lẫn trong mỡ có khả năng gây mài mòn kim loại và những chi tiết bôi trơn, được sinh ra trong quá trình ta sử dụng, bảo quản, vận chuyển. Những tạp chất cơ học như cát, sỏi, mùn kim loại…cũng gây ra sự mài mòn, tróc kim loại, làm bẩn và làm hỏng mỡ bôi trơn.

Lưu ý

Một trong những yếu tố gây ra sự ăn mòn của dầu mỡ bôi trơn trong các hệ thống máy móc và thiết bị là áp suất khí. Khi áp suất khí quá cao hoặc không đồng đều, dầu mỡ bôi trơn có thể bị đẩy ra khỏi vùng bôi trơn, gây ra ma sát giữa các bề mặt và làm tăng mức độ ăn mòn. Vì vậy, việc sử dụng máy thổi khí để tạo ra áp suất ổn định trong hệ thống là rất quan trọng.

Ngoài ra, sự hiện diện của các tạp chất, bụi bẩn, nước hay các chất oxy hóa trong dầu mỡ bôi trơn cũng có thể gây ra sự ăn mòn. Vì vậy, việc thường xuyên vệ sinh hệ thống bôi trơn và thay thế dầu mỡ định kỳ là cách hiệu quả để giảm thiểu tác hại của các yếu tố này.

Nếu bạn đang sử dụng các phụ gia để giảm tác động của ăn mòn lên dầu mỡ bôi trơn, hãy đảm bảo chúng được sử dụng đúng cách và đúng liều lượng. Việc sử dụng quá nhiều hoặc không đúng cách có thể gây ra tác hại đến hệ thống bôi trơn của bạn.

Tóm lại, để giảm thiểu sự ăn mòn của dầu mỡ bôi trơn trong hệ thống máy móc và thiết bị, bạn nên chú ý đến áp suất khí, sự hiện diện của các tạp chất và thay thế dầu mỡ định kỳ. Việc sử dụng các phụ gia để giảm tác động của ăn mòn cũng là một lựa chọn tốt nếu được sử dụng đúng cách và đúng liều lượng. Hơn nữa, việc sử dụng máy thổi khí để đảm bảo áp suất ổn định trong hệ thống cũng là một giải pháp hiệu quả để giảm thiểu sự ăn mòn của dầu mỡ bôi trơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *